Cách thu hoạch mía
Công đoạn thu hoạch mía có thể nói là phần việc cuối cùng để người nông dân gặt hái những thành quả sau một năm cực nhọc trồng và chăm sóc cây mía trên đồng ruộng. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, người trồng mía cần quan tâm nhiều hơn đến thời gian thu hoạch của cây mía. Cây mía chỉ cho hiệu quả cao nhất khi thu hoạch đạt đủ 3 tiêu chuẩn: chín, sạch và tươi.
Công đoạn thu hoạch mía có thể nói là phần việc cuối cùng để người nông dân gặt hái những thành quả sau một năm cực nhọc trồng và chăm sóc cây mía trên đồng ruộng. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, người trồng mía cần quan tâm nhiều hơn đến thời gian thu hoạch của cây mía. Cây mía chỉ cho hiệu quả cao nhất khi thu hoạch đạt đủ 3 tiêu chuẩn: chín, sạch và tươi.
I. Mía chín:
– Ngoài đồng ruộng, cây mía chín có những biểu hiện bên ngoài như lá khô nhiều, còn khoảng 5-6 lá vàng xanh, các lá đọt ngắn lại có tán hình rẽ quạt, vỏ thân mía bóng láng, cứng, khi gõ
vào lóng nghe tiếng trong- dòn, màu da mía sẫm, màu đặc trưng của giống.
– Khi mía chín độ ngọt của cây mía ở phần gốc và phần ngọn gần bằng nhau. Bà con có thể kiểm tra bằng cách nhai thử. Có thể sử dụng brix kế để đo độ ngọt phần gốc và phần thân gần ngọn.
– Độ chín của mía ảnh hưởng bởi:
+ Giống mía: chín sớm, chín trung bình và chín muộn.
+ Chế độ phân bón: bón nhiều phân có đạm, bón trể mía chín chậm, ít đường.
+ Đất trồng bị úng, ngập nước hoặc thời tiết nhiều mây, mưa kéo dài mía sẽ chín muộn hơn.
II. Mía sạch:
– Chặt sát gốc, thêm được trọng lượng cây và phần đường ngọt nhất của cây.
– Chặt bỏ ngọn đến mặt trăng.
– Phải róc sạch lá bẹ khô, rễ thân.
– Loại bỏ cây mía chết khô, hư, thối, mía mầm, mía mót.
III. Mía tươi:
Mía thu hoạch phải theo Lệnh đốn chặt ở Trạm, chặt đến đâu chuyển mía về Nhà máy đến đấy, không chặt trước, để mía phơi bãi, bị khô nhót, mất trọng lượng và lượng đường trong cây mía
giảm