Các loài sâu đục thân gây hại trên cây mía

Các loài sâu đục thân gây hại trên cây mía

Sâu đục thân mía thường được hiểu là nhóm côn trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera) tấn công gây hại phần thân cây mía, bao gồm từ đỉnh sinh trưởng, đến các bộ phận thuộc phần thân lóng và gốc thân.

Các loài sâu đục thân gây hại trên cây mía

Định nghĩa về sâu đục mía?

Sâu đục thân mía thường được hiểu là nhóm côn trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera) tấn công gây hại phần thân cây mía, bao gồm từ đỉnh sinh trưởng, đến các bộ phận thuộc phần thân lóng và gốc thân. Theo đặc tính gây hại người ta chia thành 4 phân nhóm như sau:

– Sâu đục mầm: Gây hại chủ yếu ở giai đoạn mía mầm, trên phần thân giả chưa có lóng. Vd: Sâu 5 vạch đầu nâu Chilo infuscatellus, sâu mình vàng Eucosma schistaceana, sâu mình tím Phragmataecia castaneae,…

– Sâu đục ngọn: Gây hại ở phần thân ngọn còn non, đang được bẹ lá và lá non bao bọc. Vd: Sâu mình trắng Scirpophaga excerptalis,…

– Sâu đục lóng: Gây hại ở phần thân lóng trưởng thành, có hoặc không có bẹ lá bao bọc. Vd: Sâu 5 vạch đầu đen Chilo auricilius, sâu 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis, sâu 4 vạch đầu vàng Chilo sacchariphagus, sâu mình hồng Sesamia sp., sâu mình tím Phragmataecia castaneae,…

– Sâu đục gốc rễ: Gây hại ở phần thân gốc nằm dưới mặt đất. Vd: Sâu đục rễ Emmalocera depressella,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *