Bệnh trắng lá mía
Bệnh trắng lá mía được tìm thấy đầu tiên ở Thái Lan năm 1950. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng ở Thái Lan và có đặc điểm tương tự với bệnh chồi cỏ (GSD) và bệnh chồi cỏ xanh (GGSD). Ba loại bệnh này do Phytoplasma gây ra, xuất hiện phổ biến ở vùng Đông Nam Á.
Giới thiệu
Bệnh trắng lá mía được tìm thấy đầu tiên ở Thái Lan năm 1950. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng ở Thái Lan và có đặc điểm tương tự với bệnh chồi cỏ (GSD) và bệnh chồi cỏ xanh (GGSD). Ba loại bệnh này do Phytoplasma gây ra, xuất hiện phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Bệnh trắng mía là dịch hại chính trên cây mía ở Lào, trong các nhà máy đường ở Lào, thuộc trung tâm phía Nam của tỉnh Savannakhet. Nếu bệnh trắng lá mía được giới thiệu ở Úc, nó gây mất mát năng suất lớn cho ngành công nghiệp đường. Vấn đề đặt ra là kỹ thuật chuẩn đoán, giống kháng, nghiên cứu ký chủ thay thế.
Nguyên nhân
Bệnh trắng lá mía do một loại Phytoplasma gây ra, tổ chức này gây hại mô libe trong những bó mạch của cây mía. Phytoplasma rất khó phát hiện vì kích thước nhỏ và sự xuất hiện có giới hạn trong mô tế bào.
Triệu chứng
Triệu chứng chính của bệnh trắng lá mía là lá trắng trong. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện những sọc dọc theo một mặt của những lá non, sau đó phát triển thành những đường vằn và cuối cùng và toàn bộ lá chuyển sang màu trắng. Thông thường những lá non bị gây hại đầu tiên và những chồi bệnh xuất hiện những lá trắng mọc thẳng, trong khi những lá già vẫn duy trì màu xanh. Khi bệnh xuất hiện chồi trở nên còi cọc và năng suất giảm nghiêm trọng. Đặc trưng khi bệnh phát triển nặng làm cho ruộng mía có nhiều khoảng trống và làm giảm năng suất nghiêm trọng. Năng suất có thể thiệt hại 100%.
Sự khác nhau giữa GGSD, GSD và WLD có thể được mô tả như sau: GGSD không thể hiện lá trắng, GSD có lá trắng và đâm chồi cỏ, WLD có lá trắng nhưng không đâm chồi cỏ.
Tác nhân truyền bệnh
Tác nhân truyền bệnh của bệnh trắng lá mía được tìm thấy ở Thái Lan. Côn trùng truyền bệnh là rầy Matsumuratettix hiroglyphicus. Nó làm tăng nhanh quá trình lây lan trong ruộng mía. Xác định những vector truyền bệnh trên những quốc gia có bệnh trắng lá mía là nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới.
Thiệt hại năng suất
WLD gây thiệt hại năng suất chính trên những giống mẫn cảm. Những chồi mía còi cọc và đâm chồi yếu đã làm giảm năng suất. Ruộng mía bị bệnh WLD đòi hỏi phải trồng lại sớm, kết quả làm tăng chi phí cho người nông dân trồng mía.
Chuẩn đoán
Bệnh Phytoplasma được chẩn đoán bằng công cụ phân tử .Sử dụng những đoạn mồi đặc hiệu để nhận biết Phytoplasma gây bệnh trắng lá mía. Có nhiều nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra mối liên hệ giữa những tổ chức Phytoplasma gây bệnh WLD, GSD và GGSD.
Ngoài đồng, bệnh trắng lá mía được chẩn đoán bởi những lá màu trắng trong trên những chồi bệnh và cây còi cọc, đâm chồi trễ riêng biệt. Những lá trắng xuất hiện đầu tiên mọc thẳng và những lá già vẫn giữ màu xanh. WLD không tạo chồi cỏ, đó là đặc điểm phân biệt nó với GSD và GGSD.
Sự lây lan
WLD lây lan nhanh chóng thông qua sự vận chuyển cây giống nhiễm bệnh. Ở Đông Nam Á, điều đó dẫn đến sự lây lan bệnh giữa các quốc gia. Bệnh cũng lây lan bởi rầy: ở Thái Lan tác nhân truyền bệnh là Matsumuratettix hiroglyphicus. Xác định tác nhân truyền bệnh WLD ở các quốc gia khác là việc cần làm trong thời gian tới. Bệnh không lây lan qua cơ giới hóa.
Ký chủ
Chỉ có thông tin về ký chủ là loài mía rừng Sacharum, có thể là ký thủ thay thế trong một vài điều kiện nhất định – Saccharum spontaneum được nhận định là ký chủ tự nhiên.
Kiểm soát
Trồng giống sạch bệnh là biện pháp quản lý quan trọng nhất. WLD phần lớn được xử lý bằng hơi nước nóng (50oC từ 2-3h).
Nghiên cứu giống kháng được yêu cầu thực hiện trong thời gian tới. Số lượng giống kháng với bệnh Phytoplasma rất hạn chế trong những giống thương mại ở Thái Lan và Việt Nam. Sàn lọc giống kháng là việc làm cần thiết. Khi bệnh dịch xảy ra, biện pháp xử lý quan trọng nhất là loại bỏ những cây xấu bị bệnh và trồng lại giống sạch bệnh.
Những quốc gia bị ảnh hưởng
Bệnh trắng mía được ghi nhận xảy ra ở các quốc gia Nhật Bản, Pakistan, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Lào.