Bón Phân cho ruộng mía

Bón Phân cho ruộng mía

Cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng. Có 17 chất dinh dưỡng quan trọng cần cho đời sống của cây mía. Các chất các bon, ô xi được cung cấp bởi khí quyển th́ không bao giờ hết. Trong khi đó các chất dinh dưỡng khác như đạm, lân, kali…

Bón Phân cho ruộng mía

Cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng. Có 17 chất dinh dưỡng quan trọng cần cho đời sống của cây mía. Các chất các bon, ô xi được cung cấp bởi khí quyển th́ không bao giờ hết. Trong khi đó các chất dinh dưỡng khác như đạm, lân, kali… được cây mía hút từ đất mà dự trữ trong đất th́ có giới hạn. Các chất dinh dưỡng này hàng năm cần phải được bón trả lại vào đất để duy tŕ sản lượng mía. Ba dưỡng chất mà nông dân quan tâm nhất là chất đạm, lân, kali trong lượng phân bón hàng năm cho cây mía. Việc bón phân ngày nay cho thấy phân bón chiếm tỷ lệ khá cao trong đầu tư của người trồng mía. Do vậy người trồng mía cần phải sử dụng phân bón hợp lư để tránh mất mát và lăng phí. Phân bón chỉ có lợi và hiệu quả cao khi được bón đúng.
1. Những điều cần chú ư khi sử dụng phân bón:
– Hiệu lực của phân bón gắn liền với việc trồng giống tốt, thực hiện tốt kỹ thuật canh tác như soạn đất kỹ, diệt cỏ hiệu quả và tưới mía vào mùa khô (nếu có điều kiện). Nếu bón phân nhiều mà diệt cỏ kém, bón phân không đúng th́ hiệu quả sử dụng phân kém, gây lăng phí nhiều.
– Các loại phân bón sử dụng phải cân đối; sẽ không có lợi nếu như chỉ bón lượng phân đạm quá nhiều trong khi lượng lân và kali quá thấp. Lượng N P K yêu cầu cho cây mía theo tỷ lệ là 2: 1: 3. Đối với đất trăng thấp chua nhiều nghèo lân, tỷ lệ NPK hợp lư là 2:1,5:3.
– Cần phân tích đất trước khi trồng mía cho ta đánh giá lượng dinh dưỡng trong đất, kết hợp làm các khảo nghiệm ngoài đổng với nhiều lượng bón khác nhau để xác định lượng bón nào thích hợp và kinh tế nhất.
2. Đặc điểm của từng loại phân:
– Phân urê tan nhanh, cây dễ hút nhưng dễ bị bốc hơi khi trời nắng nóng, dễ chảy trôi theo nước mưa. Bón phân urê trên mặt đất theo hàng khi mía cao không lấp dễ bị mất mát nhiều. Bón urê cần vùi trong đất hoặc lấp ngay và chia ra nhiều lần bón.
– Các loại phân hợp chất NPK tan từ từ giúp giảm sự mất đạm, sử dụng bón lót vụ đông xuân, bón thích hợp lúc đất thiếu ẩm hoặc mưa nhiều.
– Phân lân nung chảy Văn Điển có tính kiềm bón thích hợp cho vùng đất trảng thấp chua nhiều, c̣n cung cấp cho mía thêm chất canxi, manhê và nhiều chất vi lượng.
– Phân super lân có tính chua bón thích hợp cho đất ít chua g̣ triền, cung cấp thêm chất canxi và lưu huỳnh.
Có thể bón phối hợp super lân và lân nung chảy để tăng hiệu quả, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mía.
– Phân kali đỏ chứa lượng kali rất cao (60%) sử dụng bón tốt cho thúc lần cuối khi mía có lóng đất (4-5 bao/ha), nhằm mục đích tăng chữ đường, giúp cây mía kháng sâu bệnh, chống đổ ng.
– Phân SA có tính chua nên không thích hợp bón cho đất trảng thấp chua nhiều, chỉ bón cho đất triền, g̣.
– Bón phân vùi vào đất hoặc kết hợp cày ra vô lấp phân để tránh thất thoát phân bón.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *