Phòng nuôi cấy mô

Phòng nuôi cấy mô tại trung tâm được đầu tư với quy mô tổng diện tích dãy phòng làm việc là 65 m2 bao gồm 2 phòng cấy vô trùng có diện tích 15 m2, 1 phòng pha môi trường có diện tích 25 m2 và 1 phòng tăng trưởng có diện tích 25 m2

  1. Quy mô phòng làm việc:

Tổng diện tích dãy phòng làm việc là 65 m2 bao gồm 2 phòng cấy vô trùng có diện tích 15 m2,  1 phòng pha môi trường có diện tích 25 m2 và 1 phòng tăng trưởng có diện tích 25 m2

  1. Tổng chi phí đầu tư:4 tỷ đồng

Chi phí xây dựng phòng: 1,2 tỷ đồng

Chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc: 2 tỷ đồng

Chi phí mua sắm dụng cụ, hóa chất: 0,8 tỷ đồng

  1. Nguồn nhân lực:2 thạc sĩ, 2 kĩ sư chuyên nghành Công nghệ Sinh Học thực vật
  2. Nhiệm vụ chính:

Sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

Lai tạo, phục tráng giống có nguy cơ bị thoái hóa

  1. Các công việc đang triển khai:

Đang thực hiện triển khai dự án nhân nhanh các giống mía KU60-1, F156, K83-29, K93-236, MY55-14, UTHONG4 theo đơn đặt hàng của các công ty thành viên thuộc vùng nguyên liệu mía đường Thành Thành Công.

Nhân nhanh các giống mía có triển vọng được nhập nội từ các nước trên thế giới như Ấn Độ, Philippin, Pháp…

Phục tráng các giống mía có nguy cơ bị thoái hóa.

  1. Mục tiêu công việc đến năm 2015:

Năm 2014 cung cấp 35.000 cây mía in vitro giống mía KU60-1, F156

Năm 2015 cung cấp 84.000 cây mía in vitro các giống mía MY55-14, K83-29, UTHONG4, K93-236, KU60-1, F156.

* Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô

Tạo nguồn cây giống sạch bệnh

Nhân giống nhanh từ một cơ thể mẹ ban đầu

Phục tráng giống đã thoái hóa, khả năng bảo quản các nguồn gen trong thời gian dài

Tạo được sự đồng đều của quần thể

* Quy trình nuôi cấy cây mía in vitro

Chuẩn bị môi trường nuôi cấy.

Chuẩn bị, lựa chọn mẫu cấy phù hợp.

Thực hiện thao tác tạo chồi, nhân nhanh chồi mía in vitro.

Tạo rễ mía in vitro.

Thuần hóa cây mía in vitro tại vườn ươm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *